Các dạng bài Data Interpretation trong GRE Quantitative
Trong phần GRE Quantitative, ngoài dạng Permutation, Combination và một vài dạng khác thì nó còn có thêm phần Data Interpretation, tạm dịch là giải nghĩa hay giải thích dữ liệu. Dạng này yêu cầu bạn phân tích và diễn giải dữ liệu ở dạng mô hình và sau đó trả lời câu hỏi dựa theo đó. Các dạng mô hình này chủ yếu là biểu đồ hoặc bảng, chúng được bổ trợ thêm bởi các con số cùng với các câu hỏi trắc nghiệm liên quan. Để hiểu rõ hơn thì hãy cùng Phuong Nam Education đến với từng dạng biểu đồ trong bài viết các dạng bài Data Interpretation trong GRE Quantitative nhé!
GRE Quantitative Pie Chart
Pie chart hay biểu đồ tròn, là dạng bài nằm trong phần GRE Quantitative mục Data Interpretation. Đây được xem là dạng bài dễ nhận biết nhất, phổ biến nhất và cũng là dễ thực hiện nhất trong tất cả các dạng. Biểu đồ Pie Chart về cơ bản là một hình tròn, được chia thành các phần tương ứng với mỗi ngành khác nhau. Mỗi phần lại chứa một dữ liệu quan trọng mà khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành một số liệu tổng thể. Các phần này được biểu thị dưới dạng số phần trăm hoặc tỉ lệ ứng với từng câu hỏi riêng biệt. Sau đây là ví dụ
Biểu đồ tròn ví dụ doanh thu và lợi nhuận của công ty PQR giai đoạn 2004-2008
Câu hỏi: If the turnover in the year 2008 is decreased by 15% and the ratio of the profit and operating cost remains the same, what will be the profit in the year 2008?
Note: Turnover – Operating Cost = Profit
- 0.48
- 0.408
- 1.28
- 1.088
Dữ liệu đã đưa ra gồm: Tổng doanh thu (Total turnover), tổng lợi nhuận (Total profit), tỷ suất lợi nhuận (Ratio of profit) và chi phí vận hành (Operating costs) thì giống nhau. Ngoài ra ta còn có sẵn phần note: Doanh thu (Turnover)- Chi phí hoạt động (Operating cost) = Lợi nhuận (Profit). Từ dữ kiện này ta suy ra chọn đáp án 2, 0.408
GRE Quantitative Column Chart
Column Chart hay biểu đồ cột là dạng bài phổ biến thứ hai chỉ sau biểu đồ tròn trong mục Data Quantitative. Column Chart bao gồm các hình chữ nhật hoặc cột với những độ dài khác nhau. Những độ dài này tương ứng với các dữ liệu và làm nổi bật dữ liệu. Mặc dù hầu hết Column Chart được vẽ theo chiều dọc, nhưng đôi khi bạn đừng quá ngạc nhiên khi có biểu đồ nằm ngang. Nhưng đừng lo, dù có ngang hay dọc cũng không làm thay đổi bản chất của cột chính là thể hiện giá trị của số liệu. Ta có ví dụ như sau.
Trữ lượng dầu của 8 quốc gia trong ví dụ về biểu đồ cột
Column Chart ở trên đại diện cho một số quốc gia và trữ lượng dầu mỏ tương ứng của từng nước. Ta thấy biểu đồ này gồm các cột từ cao xuống thấp đại diện cho giá trị tương đương, ở đây cột cao là nhiều dầu và cột thấp là ít dầu. Do đó, chúng ta có thể suy ra rằng Venezuela có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, chỉ ở mức dưới 300.000 triệu thùng dầu một chút. Ngược lại, Mỹ và Trung Quốc có ít nhất với 20.000 thùng dầu mỗi nước.
Tuy nhiên trong phần Data Interpretation không phải lúc nào cũng dễ dàng như thế. Ta có thể tìm hiểu sâu hơn, ví dụ như: dựa theo trục Y, bạn cũng có thể định lượng sự khác biệt về trữ lượng giữa các quốc gia dựa theo tỉ lệ. Cụ thể, vì Trung Quốc có 20.000 thùng dầu, cho nên bạn có thể nói rằng UAE (với chính xác 100.000 thùng) có lượng dầu xấp xỉ 5 lần so với Trung Quốc, hoặc tỷ lệ dự trữ dầu của giữa hai nước là 5: 1.
GRE Quantitative Line Graphs
Line Graphs hay còn được gọi là biểu đồ đường sẽ xuất hiện với tần suất một vài lần trong phần Data Interpretation. Bạn có thể đã bắt gặp dạng này ở đâu đó trên TV, sách địa lý, hay các tờ báo. Lý do mà chúng phổ biến là vì Line Graphs là dạng biểu đồ phổ biến nhất dùng để so sánh tiến trình giữa các đại lượng khác nhau. Line Graphs biểu diễn thông tin dưới dạng một chuỗi các điểm dữ liệu được nối với nhau bằng một đường thẳng - được gọi là đường xu hướng (trendline). Chúng biểu thị sự chuyển động hoặc sự tăng trưởng giữa các đại lượng được so sánh. Ta có ví dụ như sau.
Biểu đồ đường tỷ lệ các cử tri giữa 2 đảng theo nhiệm kỳ qua từng năm
Hình trên là một dạng Line Graphs. Ở trục Y, bạn sẽ thấy dữ liệu của tất cả các cử tri đăng ký. Ở trục X, bạn sẽ thấy dữ liệu của mỗi nhiệm kỳ 4 năm. Ngoài ra bạn có thể thấy các điểm dữ liệu của Đảng Cộng hòa cũng như Đảng Dân chủ. Các dữ liệu của Line Graphs nhìn chung rất phức tạp nên chúng ta cần tập trung cao độ. Chúng ta có thể thấy 4 nguồn dữ liệu khác nhau. Ta sẽ gặp các câu hỏi dạng như tỷ lệ phần trăm trung bình của cử tri của Đảng Cộng hòa từ 1980 đến 2010 là bao nhiêu?. Năm nào là năm tỷ lệ cử tri của Đảng dân chủ thay đổi ở mức tối đa?
GRE Quantitative Box and Scatter Plots
Box and Scatter Plots hay còn gọi là biểu đồ hộp kết hợp biểu đồ phân tán cũng là phần quan trọng trong phần Data Interpretation. Box and Scatter Plots xuất hiện với tần suất vô cùng thấp, nhưng không có nghĩa là chúng không có, vì thế hãy chuẩn bị thật kỹ. Scatter Plots hiển thị dữ liệu theo cùng một chủ đề chung như với 2 giá trị riêng biệt với nhau. Ví dụ một biểu đồ gồm mối quan hệ giữa hai biến là số tuổi và cân nặng của một số người. Một ví dụ khác có thể là mối quan hệ giữa thu nhập hàng năm và số lượng trẻ em sinh ra.
Biểu đồ phân tán giữa số giờ học của sinh viên ứng với điểm số GRE
Ví dụ trên hiển thị số giờ học của sinh viên được xếp tương ứng với điểm số GRE của chúng. Dựa trên biểu đồ này, bạn có thể được yêu cầu ngoại suy thông tin như- ai đạt điểm cao nhất trong phần GRE Quant trong số những học sinh dành thời gian học dưới 30 giờ? Câu hỏi thật sự không đơn giản như thế này nhưng cách thức cũng sẽ tương tự. Chính vì thế bạn hãy làm quen với phần Data Interpretation càng sớm càng tốt nhé!
Vừa rồi là các dạng bài thi Data Interpretation trong GRE Quantitative mà Phuong Nam Education vừa liệt kê cho các bạn. Muốn nâng cao kỹ năng của phần này, các bạn hãy làm các bài tập với mức độ khó hơn, chẳng hạn như một bài có chứa nhiều dạng biểu đồ để các bạn có thể luyện tập tư duy tốt hơn nhé!
Tags: GRE Quantitative, Data Interpretation, Pie chart, Column Chart, Line Graphs, Box and Scatter Plots, ôn thi GRE, toán GRE, GRE